Trị Rụng Tóc

Cảm nhận LG Optimus 3D: CPU khỏe, màn hình 3D ấn tượng

Được biết đến với hiệu năng vượt xa Samsung Galaxy S II, kèm theo màn hình 3D không cần kính, chiếc điện thoại của hãng LG đang là một sản phẩm được nhiều người mong chờ.
Nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc đã trình làng thiết bị di động 3D không cần kính vô cùng độc đáo, đó chính là LG Optimus 3D. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu model mới này liệu có thể tạo ra một cú hích trong ngành công nghiệp sản xuất điện thoại hay không, và màn hình 3D có thực sự "đáng giá"?
Kế thừa truyền thống về sức mạnh của LG Optimus 2X và LG Optimus Black, LG Optimus 3D là ông vua mới với màn hình rộng, chip xử lý lõi kép, và nhiều chi tiết độc đáo khác. Tuy nhiên, điểm cốt lõi của 3D là màn hình 4,3 inch (độ phân giải WVGA) cho phép người dùng xem nội dung 3D mà không cần phải đeo kính.
Theo đó, bạn sẽ có cảm giác ba chiều khi đặt áy đúng vị trí. Đó là điểm khởi đầu cho không gian 3D. Mặc dù vậy, điểm yếu của LG Optimus 3D là nếu di chuyển đi lệch vị trí trên quá nhiều thì bạn sẽ không thấy hình ảnh 3D nữa. Nếu như máy chơi game Nintendo 3DS có khả năng hiện thị hình ảnh 3 chiều rồi dễ dàng chuyển qua 2D chỉ với 1 thanh trượt thì ở LG Optimus 3D, người dùng chỉ cần bấm nút là xong.
Optimus 3D tuy khá dày nhưng khi đút trong túi quần bạn sẽ không cảm thấy sự khác biệt. Không chỉ vậy,chiếc điện thoại còn nổi bật với hai camera ở phía sau máy cho phép người dùng chụp ảnh và quay video 3D. Về mặt thiết kế, camera "kép" được nổi trên một dải màu trắng bạc (giống như của 2X) kéo dài xuống dưới cuối là logo 3D được thiết kế nổi. Bộ đôi camera 5MP này cho phép người dùng quay video 3D ở dộ phân giải 720p và full HD 1080p nếu ở dạng 2D.
Giá trị đích thực của Optimus 3D là xem phim 3D, chụp hững bức ảnh hay ghi video từ máy với một cảm giác thật hơn. Còn nếu người dùng thấy khó khăn thì vẫn có thể chuyển về dạng 2D thông thường.
Vẫn chưa có được bất kỳ tấm ảnh hay đoạn video thực tế nào để chúng ta nhận xét chất lượng ảnh chụp từ Optimus 3D. Nhưng nhìn chung tính năng của nó cũng giống như Optimus 2X (chưa xét đến phương diện 3D). Theo đó, sẽ có kha khá các thiết lập máy ảnh được hiển thị ngay trên màn hình để người dùng lựa chọn, bao gồm các trình đơn để thay đổi chất lượng ảnh chụp như bù sáng, bật tắt đèn flash và phóng to. Ngoài ra còn các tùy chọn khác nằm bên trong menu Settings.
Khi mở Settings người dùng sẽ thấy một loạt các lựa chọn chết độ ISO khác nhau. Phía dưới cùng trong menu này là kiểu chụp, là nơi cho nhiều hiệu ứng chụp lạ mắt giống như “vỡ ra rồi tập trung lại” hay “vỡ kiểu nghệ thuật”. Khi chụp ảnh người dùng có thể chạm để focus và bấm nút chụp để có được bức ảnh hay cũng có thể bấm nút để focus và nhả tay ra để hoàn thành thao tác.
Không chỉ vậy, LG Optimus 3D còn được trang bị một nút bấm chuyên biệt kế bên cạnh của máy với kí hiệu “3D”. Khi người dùng bấm vào nút này thì máy sẽ chuyển tới kho ứng dụng 3D được cài đặt sẵn trên máy như: games, phim...
Người dùng sẽ không khỏi ngạc nhiên khi truy cập vào hệ thống 3D với rất nhiều ứng dụng khác nhau. Sản phẩm đến từ xứ sở Kim Chi cũng sở hữu một phím xoay ba chiều tạo giới hạn 3D trong một số tựa game của Gameloft như Nova, Let’s Golf 2 và Asphalt 6: Adrenaline. Điều này sẽ cho phép bạn có thể nhún nhảy và lái xe theo một cảm nhận hoàn toàn mới mẻ.
Có thể nói 3D là mảnh đất màu mỡ cho những sự kiện truyền hình, phim ảnh và các trò chơi. Ngay cả khi Nintendo 3DS ra mắt hồi tháng 6/2010 thì cũng đã xuất hiện nhiều ứng dụng hot như Sky 3D – chương trình cho phép xem các kênh truyền hình 3D trên chiếc máy chơi game cầm tay này.
Tiếp theo, không thể không nhắc đến màn hình lớn 4,3 inch độ phân giải 480 x 800 với tham vọng “nhấn chìm” người tiêu dùng vào một môi trường thực khi chơi game và xem phim 3D của LG Optimus 3D. Tuy nhiên việc sở hữu tính năng 3D vào chú dế này không có nghĩa là LG đã bỏ đi 2D.
Cụ thể, nếu xem ở dạng 2D thì model này cũng tạo cho người dùng cảm giác màn hình rõ nét và sáng giống như là ở Sony Ericsson Arc hay Samsung Galaxy II. Đó cũng là yếu tố để làm giảm bớt sự lo ngại về lợi ích của 3D. Trên thực tế Optimus 3D cũng có thể được dùng như một smartphone 2D bình thường.
Để có thể xử lý được hình ảnh 3D cũng như chạy các ứng dụng nặng, hiển nhiên LG Optimus 3D phải được trang bị cấu hình rất "khủng". Đó là chip xử lý lõi kép TI OMAP4 1 GHz với khả năng giải mã video gấp 4 lần so với các đối thủ. Bên cạnh đó là dung lượng RAM 512 MB.
LG cũng đã nâng cấp hiệu suất đồ họa lên gấp đôi để người dùng tận hưởng chú dế này khi lướt web cũng như chạy các nội dung đa phương tiện. Bên cạnh đó là khả năng chia sẻ tuyệt vời với các thiết bị màn hình lớn hơn có hỗ trợ 3D (ví dụ 3DTV, máy chiếu...) thông qua cổng kết nối HDMI hay DLNA.
Vẫn có nhiều câu hỏi về tuổi thọ của pin và khả năng duy trì pin khi chơi trên xe bus, tàu hoặc ô tô của LG Optimus 3D. Tuy nhiên cảm nhận của giới báo chí cho rằng trải nghiệm 3D trên Optimus 3D tốt hơn trên Nintendo 3DS. Và nếu LG cung cấp nhiều nội dung 3D chất lượng hơn nữa thì có lẽ Optimus 3D sẽ khiến cho Nintendo phải e dè.
Do chưa đủ điều kiện để "sờ tận tay" LG Optimus 3D nên những đánh giá về sản phẩm còn chưa được chi tiết. Nhưng với tính năng 3D độc đáo cùng cấu hình tốt và hệ điều hành Android 2.2 (sẽ được nâng cấp khi ra mắt), sản phẩm hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ cùng phân khúc. Máy được chờ đợi bán ra vào quí II/2011.


theo : baomoi.com